Chú thích Chân_Nguyên

  1. Nguồn: Thiền sư Việt Nam (tr.406), Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 122), Lược sử Phật giáo Việt Nam (tr. 416). Đọc đoạn trích từ sách: CHÂN NGUYÊN, NGƯỜI CÓ CÔNG PHỤC HƯNG MÔN PHÁI TRÚC LÂM[liên kết hỏng]
  2. Sách Thiền sư Việt Nam kể: "Một hôm, mẹ Sư nằm mộng thấy cụ già cho một hoa sen, sực tỉnh dậy, từ đây biết có mang" (tr. 401).
  3. Theo Thiền sư Việt Nam, tr. 401.
  4. Hạnh đầu đà tức là ăn cũng không ăn ngon, mặc cũng không mặc đẹp, ở cũng không ở chỗ tốt, tự mình phải kham khổ, nhẫn chịu lao nhọc, không được sợ khó. Nguồn: Theo bài viết của Hòa thượng Tuyên Hóa .
  5. Chùa Vĩnh Phúc tọa lạc thôn Đoàn Kết, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đời nhà Lê, chùa thuộc thôn thượng làng Phù Lãng, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc. Chùa nằm trên dãy núi Côn Cương mà các thư tịch thường viết "Côn Cương sơn đảnh Vĩnh Phúc thiền tự". Chùa ra đời khi nào không biết, ngay trong văn bia đời Lê cũng chưa có một cứ liệu rõ ràng. Nguồn: Tập san Pháp luân, số 59 [liên kết hỏng].
  6. Thiền sư Minh Lương (? - ?, người Bắc Ninh) là học trò của Thiền sư Chuyết Chuyết (1590-1644), là người Phúc Kiến (Trung Quốc), thuộc thế hệ thứ 34 dòng Lâm Tế. Hai vị đệ tử xuất sắc nhất của Sư là Thiền sư Minh Hành (1596-1659) và Thiền sư Minh Lương; Minh Hành là người Giang Tây (Trung Quốc).
  7. 1 2 Theo Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2), tr. 121.
  8. Nguồn: Thiền sư Việt Nam (tr.405). Về tư tưởng thiền của Chân Nguyên, xem Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 126-135). Bản điện tử tại đây: TƯỞNG THIỀN CỦA CHÂN NGUYÊN[liên kết hỏng].
  9. Theo nhà Phật học Lê Mạnh Thát, thì mặc dù pháp môn Tịnh độ đã được nhà sư Giới Chân, vua Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông...nói đến, nhưng phải đợi đến thế kỷ 17 với Thiền sư Chân Nguyên thì mới có một tác phẩm đặc biệt dành riêng cho Tịnh độ tông, đó là tác phẩm Tịnh Độ Yếu Nghĩa. Đây được xem như một tác phẩm lý luận của Phật giáo Việt Nam (Chân Nguyên thiền sư toàn tập, tập 1, Tu thư Vạn Hạnh xuất bản, 1980).
  10. Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thì Thiền sư Chân Nguyên đã khuyến khích môn đồ gắng sức phục hưng các tác phẩm Phật giáo thời Lý Trần. Ngoài việc trước tác sách Thiền Tông Bản Hạnh, Sư còn tổ chức trùng khắc sách Thánh Đăng Lục. Nguồn: Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2), tr. 138.
  11. Ghi theo GS. Nguyễn Huệ Chi, in trong Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 2, tr. 123) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.